Di tích đền Trần thờ Cống
Thủy Thanh Long, Phù Tang Đại Đế, thờ tiến sỹ Nguyễn Bật Luân, phối thờ vua Đinh,
Đông Hải Đại Vương, Lực Lộ Đại Vương. Đền Trần được thiết kế theo kiểu tiền Nhất
hậu Đinh, gồm 3 tòa Tiền đường, Trung đường, Hâu cung. Theo nhân dân địa phương
kể lại thì trước kia nơi đây dân làng chỉ lập một bên thờ, bệ thờ được lập vào
thế kỷ 15. Vì chỉ là bệ thờ không có mái nên gọi là đền Trần.
Ngày 13 tháng 9 năm 1949,
Pháp nhảy dù Phát Diệm, chúng đóng quân ở Phúc Nhạc, chùa Cao, Ba Hàng, đồn Đình
Tây, đồn Đán Cả, Văn Chỉ, cầu Gỗ.
Năm 1953, thực dân Pháp
huy động hàng trăm quân và 5 xe tăng càn vào khu vực thôn Văn Thịnh. Trung đoàn
48 sư 320 kết hợp với dân quân du kích xã đã phục đánh tiêu diệt hàng trăm tên địch,
bắn cháy 2 xe tăng của Pháp, giải phóng toàn bộ đồn bốt trên địa bàn xã, khu vực
đền Trần là trung tâm trận đánh.
Hiện cổng đền Trần vẫn còn
nguyên gốc xác xe tăng của thực dân Pháp bị bộ đội và dân quân du kích địa phương
bắn hỏng thời kỳ đó.
Đền Trần là nơi cất giấu
công văn, giấy tờ của Đảng bộ và là nới liên lạc truyền tin giữa vùng này vùng
kia trong thời kỳ 1949-1953.
Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, đền Trần cũng là nơi tập trung con em, đưa tiễn họ lên đường tòng quân đánh
Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước.
Từ những thành tích và những
đóng gớp trên năm 2005 Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Lợi được Đảng và Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.
Di tích đền Trần còn lưu
giữ được một số hiện vật và đồ thờ tự sau: hiện vật bằng giấy, bằng gỗ, hiện vật
bằng sứ, đất nung…
Với những giá trị của di
tich năm 2008 Đền Trần xã Khánh Lợi đã được UBND tỉnh Ninh Bình công nhân là di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.( Số 2255/QĐ-CT ngày 15/12/2008)